Công nghệ làm phim thực tế ảo (VOA)



Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. “Famine”, “Feast”, “Fire” và “Ice” là một bộ phim tài liệu gồm bốn phần nói về biến đổi khí hậu. Phim được công chiếu tại AFI Docs, Liên hoan phim tài liệu của Viện phim Mỹ tại Washington DC. Phim được thực hiện bằng cách sử dụng công nghệ thực tế ảo mang lại cho người xem cái nhìn 360 độ về những hậu quả hủy diệt của biến đổi khí hậu trên hành tinh của chúng ta.

Những dòng sông băng tan chảy và mực nước biển dâng cao ở Greenland; Những vụ hỏa hoạn hoành hành ở miền Bắc California; Hạn hán không ngừng ở Somalia và những khu rừng Amazon bị biến mất. Loạt phim thực tế ảo nhan đề ICE, FIRE, FAMINE và FEAST của nhà làm phim Eric Strauss và Danfung Dennis giúp người xem đắm mình vào những thái cực của hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

Nhà làm phim Eric Strauss chia sẻ: “Hy vọng rằng, khi một ai đó xem toàn bộ các tập của bộ phim này thì họ sẽ thấy những gì chúng tôi muốn nói là rất rõ ràng. Đây là vấn đề đang xảy đến với tất cả chúng ta, bất kể chúng ta sống ở đâu hoặc thu nhập của chúng ta như thế nào, nó sẽ ảnh hưởng đến mọi người. Hy vọng rằng, mọi người sẽ thấy được sự cấp bách rằng đây là tình trạng mà tất cả các nước cần phải chú ý và bắt đầu chiến đấu. ”

Tại trụ sở của liên hoan phim ở Washington DC, người xem có cái nhìn 360 độ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thông qua kính VR.

Ông Ken Jacobson, lập trình VR của công ty AFI, cho biết: “Một số người có phản ứng cơ thể mạnh, thậm chí họ nhảy lên vì họ rất ngạc nhiên với những gì họ thấy, còn nhiều người khác, tôi thấy họ phản ứng rõ ràng, thậm chí họ có thể rất buồn, tùy thuộc vào nội dung của phim.”

Khán giả tên James Willard mô tả lại cảm giác của anh khi xem phần “Feast”, về nạn phá rừng tại các khu rừng nhiệt đới Amazon để tạo không gian cho các trang trại chăn nuôi gia súc quy mô công nghiệp phục vụ nhu cầu thịt bò trên khắp thế giới hiện nay. Anh nói:

“Bạn hoàn toàn đắm mình trong toàn bộ tình huống này, toàn bộ câu chuyện này, bạn đối mặt với những con vật này và quan sát khi chúng tiến tới sự chết.”

Bộ phim hoàn toàn không cần lời thoại.

Ông Strauss cho biết: “Thực tế ảo chính là trải nghiệm, thực sự loại bỏ rất nhiều thông tin, đưa bạn vào các môi trường mà bạn sau đó trải nghiệm cho chính mình. Khác với điện ảnh truyền thống, với các bộ phim bằng thực tế ảo, trong một số trường hợp, bạn dễ hòa mình trở thành một nhân vật chính của phim.”

Một người xem khác, Patricia, vừa xem “Famine” tập phim nhìn vào những ảnh hưởng của hạn hán khắc nghiệt ở Somalia. Bà chia sẻ: “Thật sống động vì bạn cảm thấy như mình đang ở đó. Tôi nghĩ đây là phương tiện truyền tải thông điệp rất hiệu quả về những chủ đề quan trọng.”

Ông Strauss nói: “Đó là mục tiêu. Để tạo ra sự thay đổi. Để tạo ra những thay đổi tích cực.”

Phim thực tế ảo ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn khi công nghệ phát triển – và thường được xem trên các ứng dụng điện thoại thông minh. Nhưng lập trình viên VR Ken Jacobson nói xem bằng tai nghe thực tế ảo vẫn là cách tốt nhất để trải nghiệm chúng:

“Tôi nghĩ rằng công nghệ tai nghe sẽ còn phải tiếp tục phát triển nữa. Không lâu nữa người xm sẽ không còn phải bận tâm về tai nghe, và công nghệ màn hình quang học cũng sẽ cải thiện .”

Nhưng liệu công nghệ thực tế ảo có thể thay thế cho các bộ phim 2D hoặc thậm chí 3D truyền thống không?

Khán giả James Willard chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng công nghệ này sẽ cung cấp thêm một cách trải nghiệm khác cho người xem. Nhưng tôi không nghĩ rằng nó sẽ thay thế những kỹ thuật phim truyền thống hiện nay. Thực tế ảo, tôi cảm thấy rằng có thể sẽ nguy hiểm khi bạn đắm mình hoàn toàn trong câu chuyện. Một số người, sau khi cởi kính xuống có thể quay về với cuộc sống bình thường. Nhưng một số người có thể không thể làm được như vậy. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng nó sẽ thay thế hoàn toàn điện ảnh truyền thống hiện nay. ”

source

Thông tin liên hệ:

Mạng xã hội:

Trần Tính

Xin chào mọi người tên tôi là Trần Tính, năm nay 24 tuổi. Sở thích đi phượt và xem phim phim một mình. Hiện là Blogger at mofficeviettel.com. Mạng xã hội: hahalolo.com/@trantinh, gab.com/trantinh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *